Hiệu điện thế là gì? Công thức, dụng cụ đo hiệu điện thế

hieu-dien-the-la-gi

Hiệu điện thế là gì? Đây là một khái niệm cơ bản trong điện học, đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các thiết bị điện tử và hệ thống điện. Bài viết này TECHNO sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết về hiệu điện thế, từ định nghĩa, công thức tính hiệu điện thế, dụng cụ đo lường đến ứng dụng thực tế.

I. Hiệu điện thế là gì?

Hiệu điện thế, thường được gọi là điện áp, là sự chênh lệch điện thế giữa hai điểm trong một mạch điện. Hay nói cách khác hiệu điện thế là công để thực hiện di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ từ điểm này đến điểm khác. Nó đại diện cho “lực đẩy” tác động lên các electron, khiến chúng di chuyển và tạo thành dòng điện.

hieu-dien-the-la-gi

Hiệu điện thế càng lớn, lực đẩy càng mạnh, và dòng điện càng lớn (khi điện trở không đổi). Trong mạch điện, hiệu điện thế chính là động lực thúc đẩy dòng electron di chuyển từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp.

II. Công thức tính hiệu điện thế

Như vậy chúng ta đã hiểu được bản chất của hiệu điện thế là gì, song công thức tính hiệu điện thế như thế nào? Theo lý thuyết, hiệu điện thế được tính bằng công thức như sau:
U = I x R
Trong đó:

  • U: Hiệu điện thế, đo bằng Vôn (V)
  • I: Cường độ dòng điện, đo bằng Ampe (A)
  • R: Điện trở, đo bằng Ôm (Ω)

Công thức này thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa hiệu điện thế, cường độ dòng điện và điện trở. Khi điện trở không đổi, hiệu điện thế tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện. Nghĩa là, hiệu điện thế càng lớn, cường độ dòng điện càng lớn.

III. Dụng cụ đo hiệu điện thế

Để đo được hiệu điện thế, chúng ta có thể sử dụng đa dạng những dụng cụ khác nhau, trong đó 3 dụng cụ đo hiệu điện thế phổ biến và thông dụng nhất là: Đồng hồ vạn năng, Ampe kìm và Vôn kế.

1. Đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng là thiết bị đo lường điện tử đa năng, có khả năng đo nhiều đại lượng điện khác nhau, bao gồm hiệu điện thế (DC và AC), cường độ dòng điện, điện trở, tần số, điện dung,… Nó là công cụ hữu ích cho kỹ thuật viên điện tử và những người làm việc trong lĩnh vực điện.

hieu-dien-the-la-gi

2. Ampe kìm

Ampe kìm là dụng cụ đo cường độ dòng điện mà không cần phải ngắt mạch điện. Một số loại ampe kìm hiện đại còn được tích hợp thêm chức năng đo hiệu điện thế (AC và DC), điện trở, thông mạch,… Ampe kìm thường được sử dụng trong công nghiệp và các ứng dụng yêu cầu đo dòng điện lớn.

hieu-dien-the-la-gi
3. Vôn kế

Vôn kế là dụng cụ đo hiệu điện thế chuyên dụng, thông thường có hai loại vôn kế chính: vôn kế analog và vôn kế kỹ thuật số. Vôn kế analog sử dụng kim chỉ thị để hiển thị giá trị đo, trong khi vôn kế kỹ thuật số hiển thị kết quả đo trên màn hình LCD. Vôn kế được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm, trường học và các ứng dụng điện tử.
hieu-dien-the-la-gi

IV. Hiệu điện thế được sinh ra từ nguồn nào?

Hiệu điện thế không tự nhiên tồn tại mà phải được tạo ra từ các nguồn khác nhau. Vậy nguồn tạo ra hiệu điện thế là gì? Dưới đây là một số nguồn tạo ra hiệu điện thế:

  • Trường tĩnh điện: Sự chênh lệch về điện tích giữa hai điểm tạo ra một điện trường. Điện trường này có khả năng sinh công và tạo ra hiệu điện thế giữa hai điểm. Ví dụ, khi bạn cọ xát một quả bóng bay vào tóc, quả bóng sẽ tích điện và tạo ra một điện trường xung quanh nó.
  • Dòng điện chạy qua từ trường: Khi dòng điện chạy qua một cuộn dây đặt trong từ trường, nó sẽ tạo ra một lực điện động cảm ứng, sinh ra hiệu điện thế. Đây là nguyên lý hoạt động của máy phát điện.
  • Trường từ thay đổi theo thời gian: Sự biến thiên của từ trường theo thời gian cũng có thể tạo ra hiệu điện thế. Hiện tượng này được ứng dụng trong các thiết bị như biến áp, máy phát điện xoay chiều,…

V. Mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện

Như đã tìm hiểu ở phần “hiệu điện thế là gì”, hiệu điện thế chính là là nguyên nhân gây ra dòng điện. Khi có sự chênh lệch điện thế giữa hai điểm, các electron sẽ di chuyển từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp, tạo thành dòng điện. Mối quan hệ này được thể hiện rõ ràng trong định luật Ohm: I = U/R.

  • Khi hiệu điện thế tăng, cường độ dòng điện cũng tăng (với điện trở không đổi).
  • Khi điện trở tăng, cường độ dòng điện giảm (với hiệu điện thế không đổi).

Như vậy có thể thấy, hiệu điện thế và cường độ dòng điện có sự gắn bó mật thiết với nhau, tạo nên dòng điện phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của con người.

hieu-dien-the-la-gi

VI. Cách phân biệt cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Mặc dù đều là những khái niệm quan trọng trong điện học, song cường độ dòng điện và hiệu điện thế là hai đại lượng hoàn toàn khác nhau.

1. Điểm khác nhau giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế là gì

Hiệu điện thế và cường độ dòng điện đều được dùng để mô tả cách hoạt động của các điện tích electron. Song, mỗi đại lượng lại được dùng để đo lường với mục đích khác nhau. Vậy sự khác nhau giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế là gì?
Cường độ dòng điện (I): Đại lượng đặc trưng cho số lượng điện tích di chuyển qua một tiết diện dây dẫn trong một đơn vị thời gian. Nói cách khác, nó cho biết “lượng” điện tích chảy qua mạch điện.
Hiệu điện thế (U): Đại lượng đặc trưng cho “lực đẩy” tác động lên các điện tích, khiến chúng di chuyển trong mạch điện.

2. Cách phân biệt cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Sau khi giải đáp được câu hỏi “Điểm khác nhau giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế là gì” chúng ta cùng tìm hiểu cách phân biệt giữa cường độ và hiệu điện thế:

Đặc điểm Cường độ dòng điện (I) Hiệu điện thế (U)
Đại lượng đặc trưng Lượng điện tích di chuyển qua một điểm trong một đơn vị thời gian Lực đẩy di chuyển các điện tích
Đơn vị Ampe (A) Vôn (V)
Ký hiệu I U
Dụng cụ đo Ampe kế Vôn kế
Vai trò Cho biết độ mạnh yếu của dòng điện Gây ra dòng điện

Trên đây là một số thông tin về hiệu điện thế là gì cũng như mối quan hệ mật thiết giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi sẽ trở nên hữu ích với bạn. Liên hệ ngay với TECHNO để được nhận tư vấn và hỗ trợ đặt hàngnhé.