Con lăn băng tải đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sản xuất, là sản phẩm quan trọng trong hệ thống băng chuyền, băng tải. Với khả năng thích ứng cao, chúng được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất, vận chuyển, khai thác mỏ và xây dựng,… Hãy cùng TECHNO tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo, ứng dụng cũng như giá cả của con lăn trong bài viết dưới đây.
I. Con lăn băng tải là gì?
Con lăn băng tải được mệnh danh là “linh hồn” của hệ thống băng tải. Tùy thuộc vào thuộc tính của sản phẩm mà con lăn được thiết kế với kích thước cũng như chất liệu khác nhau. Tổ hợp gồm nhiều con lăn liên kết mật thiết với nhau gọi chung là băng tải, sẽ đảm nhận nhiệm vụ chuyển sản phẩm từ vị trí này đến vị trí khác.
Thường được làm từ thép, nhôm hay nhựa, con lăn được áp dụng cho đa dạng các ngành nghề, sản phẩm với trọng lượng từ nhỏ đến lớn. Bên cạnh đó, hệ thống còn được thiết kế tích hợp cơ chế chống bụi bẩn, chống nước vô cùng hiệu quả. Nhờ đó, con lăn băng tải có tuổi thọ bền bỉ, có thể hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp trong thời gian dài.
II. Chức năng và ứng dụng của băng tải con lăn
Hệ thống băng tải con lăn có khả năng thích ứng với đa dạng các ngành nghề công nghiệp khác nhau. Không chỉ giúp vận chuyển hàng hóa hiệu quả, an toàn, hệ thống này còn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Hiện nay, chúng được ứng dụng rộng rãi trong một số ngành phổ biến như:
- Ngành kho bãi: Con lăn băng tải giúp vận chuyển hàng hóa từ khu vực lưu trữ này đến khu vực lưu trữ khác. Chúng cũng có khả năng phân loại, sắp xếp sản phẩm theo kích thước, trọng lượng.
- Ngành sản xuất: Hệ thống con lăn giúp vận chuyển nguyên liệu thô, bán thành phẩm, thành phẩm giữa các khâu sản xuất.
- Ngành hậu cần: Sản phẩm này đóng vai trò trong việc vận chuyển hàng hóa tại các kho bãi, trung tâm phân phối, cũng như tự động hóa phân loại theo đơn hàng.
- Các lĩnh vực khác: Con lăn băng tải còn được sử dụng trong một số lĩnh vực khác như nhà ga, sân bay, bến cảng,…
III. Các loại con lăn băng tải phổ biến hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại con lăn, chúng được thiết kế với nhiều kích thước cũng như chất liệu khác nhau. Dưới đây là một số loại con lăn băng tải được sử dụng phổ biến trên thị trường.
1. Con lăn thùng carton
Con lăn thùng Carton thường được sử dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp sản xuất và đóng gói. Chúng đảm nhận vai trò của nhân công, vận chuyển hàng hóa dạng hộp Carton từ kho đóng gói đến nơi thành phẩm. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất làm việc, giảm chi phí, mang đến giá thành tốt hơn cho khách hàng cũng như lợi nhuận lớn hơn cho chính doanh nghiệp mình.
2. Con lăn nhựa
Con lăn nhựa được các doanh nghiệp lựa chọn và sử dụng phổ biến bởi giá thành rẻ hơn so với những loại băng tải khác. Bên cạnh đó, con lăn với chất liệu nhựa còn có trọng lượng nhẹ, giúp quá trình vận chuyển, lắp ráp trở nên dễ dàng.
Với hệ số ma sát cao, băng tải lăn nhựa còn đảm bảo cho sản phẩm không bị lệch ra khỏi băng tải. Khi thực hiện kết hợp với các vòng bi và trục bằng thép không gỉ, con lăn băng tải nhựa còn trở nên bền bỉ ngay cả khi ở môi trường ẩm ướt.
Hệ thống băng tải con lăn nhựa thường được sử dụng với các sản phẩm, hàng hóa có trọng lượng nhẹ, phù hợp với các nhà máy sản xuất dược, thực phẩm, thức uống, bao bì hay sản xuất thùng carton,…
3. Băng tải con lăn cong
Sử dụng băng tải cần một không gian đủ rộng, song không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ chi phí để sở hữu một không gian lớn. Băng tải con lăn cong chính là “vị cứu tinh” đặc biệt, khi sở hữu khả năng thay đổi góc linh hoạt, từ 45°, 60°, 90° cho đến 180°.
Điểm đặc biệt tiện lợi ở đây đó chính là con lăn băng tải cong có thể ghép nối với bất kỳ dây chuyền sản xuất nào khác để tối ưu hóa khả năng vận chuyển. Thường được chế tạo bằng những vật liệu có độ bền cao như thép hoặc inox, sản phẩm có độ bền cao và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
4. Con lăn inox
Inox là chất liệu có độ sáng bóng cũng như tính thẩm mỹ cao, chính vì thế con lăn inox thường được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và sử dụng. Bên cạnh đó, băng tải con lăn inox còn có khả năng chống ăn mòn, bền bỉ và thích hợp sử dụng trong mọi môi trường, kể cả axit, hóa chất hay muối.
Chất liệu inox nhẵn, bóng cũng giúp cho quá trình vệ sinh cũng như kháng khuẩn tốt hơn. Chính vì vậy, dù có giá thành sẽ nhỉnh hơn so với các chất liệu khác nhưng con lăn inox vẫn thường xuyên được sử dụng, đặc biệt là trong những ngành đòi hỏi sự tỉ mỉ, sạch sẽ và chính xác như thực phẩm, dược phẩm hay linh kiện điện tử.
5. Con lăn băng tải cao su
Con lăn cao su có một ưu điểm đặc biệt đó chính là độ ma sát lớn, giảm thiểu nguy cơ hàng hóa bị lệch khỏi băng tải. Hơn nữa, chất liệu cao su còn có độ đàn hồi cao, giúp giảm tiếng ồn, bảo vệ bề mặt của sản phẩm.
So với chất liệu thép, con lăn cao su có khả năng chống mài mòn gấp 7 lần và so với nhựa là 10 lần. Đây chính là một người bạn đồng hành bền bỉ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ qua năm tháng.
6. Băng tải con lăn thép
Con lăn bằng thép thường được ưu tiên trong môi trường nhiệt độ cao, sở dĩ như vậy là bởi chất liệu thép có thể chịu được nhiệt lên đến 350 độ. Hơn nữa, thép có khả năng chống bám bụi, chống mài mòn thích hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau. Với giá thành rẻ hơn inox, đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho nhiều doanh nghiệp, nhà máy sản xuất.
IV. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo của con lăn băng tải
Sau khi tìm hiểu về khái niệm cũng như từng loại con lăn, chúng ta hãy cùng điểm qua một vài thông tin về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của chúng.
Nguyên lý hoạt động của con lăn
Con lăn băng tải hoạt động dựa trên nguyên lý trục quay, khi trục bắt đầu quay, bánh xe sẽ quay theo, từ đó giúp con lăn di chuyển. Chúng đảm nhận nhiệm vụ dẫn hướng cho sản phẩm di chuyển trên băng tải theo một đường thẳng. Một số con lăn khác đảm nhận nhiệm vụ đặc biệt như:
- Con lăn đỡ: Đỡ tải trọng của hàng hóa lên băng tải.
- Con lăn căng: Giúp băng tải được căng thẳng trong quá trình vận hành.
- Con lăn tự bôi trơn: Giảm thiểu sự ma sát giữa chúng đồng thời tăng độ bền bỉ.
- Con lăn chống va đập: Bảo vệ băng tải khỏi những tác động mạnh dẫn đến hư hỏng.
Cấu tạo con lăn băng tải
Cấu tạo của con lăn băng tải không quá phức tạp, thiết bị thường bao gồm những bộ phận:
- Trục: Phần trung tâm của con lăn, được làm bằng vật liệu bền bỉ có độ cứng cao như thép hoặc inox.
- Vòng bi: Đảm nhận trách nhiệm giảm tải ma sát, vòng bi được lắp đặt ở 2 đầu trục, chúng thường có chất lượng tốt, cứng cáp và bền bỉ.
- Thân con lăn: Thiết kế dạng hình trụ, bộ phận này được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, từ inox, thép, cao su, nhựa.
- Lớp bọc: Đảm nhận vai trò bảo vệ con lăn, lớp bọc thường được làm bằng kim loại, nhựa, cao su.
Một số bộ phận khác của con lăn có thể kể đến như nắp che bụi, phớt chặn dầu hay vòng đệm,…
V. Giá con lăn băng tải hiện nay là bao nhiêu?
Có thể thấy, con lăn băng tải sở hữu hàng loạt những lợi ích và ứng dụng trong sản xuất, đóng gói và những hoạt động của doanh nghiệp. Vậy giá cả hiện tại của chúng là bao nhiêu? Con lăn băng tải thường dao động trong khoảng từ 100.000 – 300.000 đồng, tùy thuộc vào chất liệu cũng như thông số kỹ thuật, số lượng sản phẩm.
VI. Ưu điểm của con lăn băng tải
Con lăn băng tải đóng vai trò quan trọng trong ngành sản xuất công nghiệp hiện đại. Sở dĩ như vậy là bởi chúng sở hữu những ưu điểm vô cùng nổi bật như:
- Thiết bị giúp di chuyển và thay đổi vị trí sản phẩm, hàng hóa ở nhiều địa hình khác nhau mà không cần sử dụng đến sức người.
- Di chuyển hàng hóa với khoảng cách dài, hiệu quả lớn.
- Có thể điều chỉnh nhanh chậm trong quá trình hoạt động của hệ thống.
- Kết cấu đơn giản, giá thành vừa túi tiền giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường.
- Đa dạng các chất liệu và kích thước khác nhau giúp linh động trong quá trình hoạt động.
Trên đây là các thông tin chi tiết về cấu tạo, ứng dụng cũng như giá cả của con lăn băng tải. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của TECHNO có thể giúp ích cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh bền vững. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ vấn đề thắc mắc nào, hãy liên hệ với TECHNO ngay hôm nay để nhận tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng!