Trong thế giới điện tử và kỹ thuật, cường độ dòng điện đóng vai trò then chốt, quyết định hiệu suất và sự an toàn của mọi thiết bị và hệ thống. Dưới đây TECHNO sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách tính cường độ dòng điện chi tiết và chuẩn xác nhất.
I. Cường độ dòng điện là gì?
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện, hay nói cách khác là lượng điện tích di chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn trong một đơn vị thời gian. Dòng điện trong dây dẫn càng mạnh thì cường độ dòng điện lại càng lớn.
1. Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì?
Đơn vị đo cường độ dòng điện trong hệ SI là Ampe (A), được đặt theo tên nhà vật lý và toán học người Pháp André-Marie Ampère.
Ngoài ra, ta còn sử dụng các đơn vị nhỏ hơn như miliampe (mA) và microampe (μA):
- 1 A = 1000 mA
- 1 mA = 1000 μA
2. Ký hiệu cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện được ký hiệu bằng chữ cái I.
3. Ứng dụng của cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện là một thông số quan trọng trong lĩnh vực điện và điện tử, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất:
- Thiết kế và vận hành các thiết bị điện: Mỗi thiết bị điện đều được thiết kế để hoạt động ở một cường độ dòng điện nhất định. Việc tính toán và kiểm soát cường độ dòng điện giúp đảm bảo thiết bị hoạt động an toàn và hiệu quả.
- Lựa chọn dây dẫn: Cường độ dòng điện cho phép xác định kích thước dây dẫn phù hợp để tránh quá tải và gây cháy nổ.
- Bảo vệ mạch điện: Các thiết bị bảo vệ như cầu chì, aptomat hoạt động dựa trên nguyên lý ngắt mạch khi cường độ dòng điện vượt quá giá trị cho phép.
II. Phân loại cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện được phân loại thành hai loại chính:
- Dòng điện một chiều (DC): Dòng điện có chiều không đổi theo thời gian, ví dụ: dòng điện từ pin, ắc quy.
- Dòng điện xoay chiều (AC): Dòng điện có chiều và cường độ thay đổi theo thời gian, ví dụ: dòng điện trong hệ thống điện lưới gia đình.
III. Cách tính cường độ dòng điện
Trên thực tế có rất nhiều cách tính cường độ dòng điện khác nhau, tùy theo từng đặc điểm của mạch điện. Dưới đây là 7 cách tính cường độ dòng điện phổ biến nhất.
1. Công thức tính cường độ dòng điện không đổi
I = q / t
Trong đó:
- I là cường độ dòng điện (A)
- q: điện lượng di chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian t (Coulomb – C)
- t là thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn (giây – s)
2. Công thức tính cường độ dòng điện theo định luật ôm
I = U / R
Trong đó:
- I: cường độ dòng điện (A)
- U: hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn (Vôn – V)
- R: ký hiệu điện trở của dây dẫn (Ôm – Ω)
3. Công thức tính cường độ dòng điện trong mạch theo quy tắc ôm
I = E / (R + r)
Trong đó:
- I: Cường độ dòng điện (A)
- E: Là suất điện động của nguồn điện (V)
- R: điện trở ngoài của mạch (Ω)
- r: Điện trở trong của nguồn điện (Ω)
4. Cách tính cường độ dòng điện hiệu dụng
Ieff = I0 / √2
Trong đó:
- Ieff: Cường độ dòng điện hiệu dụng (Ampe)
- I0: Cường độ dòng điện cực đại (Ampe)
5. Cách tính cường độ dòng điện cực đại
Imax = Qmax x ω
Trong đó:
- ω là tần số góc của mạch (radian/giây).
- Qmax là điện tích cực đại trên tụ điện (Coulomb – C)
6. Cách tính cường độ dòng điện bão hoà
I = n.e
Trong đó:
- n là số electron
- e là điện tích electron (1,6.10-19)
7. Cách tính cường độ dòng điện 3 pha
I = P/(√3 x U x cosφ x hiệu suất)
Trong đó:
- P là công suất động cơ (KW)
- U là hiệu điện thế sử dụng (V)
IV. Cách đo cường độ dòng điện
1. Dụng cụ đo cường độ dòng điện
Có hai loại dụng cụ phổ biến để đo cường độ dòng điện là đồng hồ vạn năng và ampe kìm:
- Đồng hồ vạn năng: Đây là thiết bị đo lường điện đa năng, có khả năng đo nhiều đại lượng điện khác nhau như điện áp, cường độ dòng điện, điện trở, tần số, … Đồng hồ vạn năng thường có thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng và có giá thành phải chăng, phù hợp cho cả người dùng nghiệp dư và chuyên nghiệp.
- Ampe kìm: Ampe kìm được thiết kế chuyên dụng để đo dòng điện, đặc biệt là dòng điện xoay chiều có cường độ lớn. Ưu điểm nổi bật của ampe kìm là khả năng đo dòng điện mà không cần phải ngắt mạch điện, giúp đảm bảo an toàn và thuận tiện cho người sử dụng.
2. Cách đo cường độ dòng điện bằng đồng hồ vạn năng
- Bước 1: Chuyển đồng hồ vạn năng sang chế độ đo dòng điện (A).
- Bước 2: Chọn thang đo phù hợp với cường độ dòng điện cần đo.
- Bước 3: Mắm que đo màu đen vào cổng “COM” (cổng chung). Cắm que đo màu đỏ vào cổng đo dòng điện, thường là cổng “mA” cho dòng điện nhỏ và cổng “10A” cho dòng điện lớn.
- Bước 4: Ngắt mạch điện sau đó mắc nối tiếp đồng hồ vạn năng với mạch điện.
- Bước 5: Bật nguồn điện và Quan sát giá trị hiển thị trên màn hình đồng hồ.
Lưu ý: Nếu màn hình hiển thị “OL” hoặc “1.”, nghĩa là thang đo hiện tại quá nhỏ, bạn cần chọn thang đo lớn hơn.
3. Cách đo cường độ dòng điện bằng ampe kìm
- Bước 1: Chọn chế độ đo phù hợp với loại dòng điện cũng như thang đo phù hợp.
- Bước 2: Mở ampe kìm đến mức đủ rộng và kẹp vào dây dẫn cần đo. Hãy đảm bảo rằng dây dẫn nằm chính giữa khe hở của ampe kìm.
- Bước 3: Đọc giá trị cường độ dòng điện hiển thị trên màn hình LCD của ampe kìm
Trên đây là một số thông tin về cách tính cường độ dòng điện chuẩn xác. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ đem đến cho bạn kiến thức tổng quan nhất về cách tính cường độ dòng điện. Liên hệ ngay với TECHNO để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng tận tình nhé.