Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đơn giản, chi tiết nhất

cach-su-dung-dong-ho-van-nang
Đồng hồ vạn năng là một thiết bị phổ biến được ứng dụng nhiều trong kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng. Mặc dù phổ biến như vậy nhưng đôi khi chúng ta vẫn lúng túng khi sử dụng thiết bị này. Trong bài viết dưới đây TECHNO sẽ đem đến cho bạn cách sử dụng đồng hồ vạn năng chính xác và hiệu quả nhất.

I. Một số thông tin về đồng hồ vạn năng

1. Đồng hồ vạn năng là gì?

Đồng hồ vạn năng, hay còn gọi là VOM (Volt-Ohm-milliAmmeter), là một thiết bị đo lường điện cầm tay được sử dụng để đo nhiều đại lượng điện khác nhau như điện áp (AC và DC), dòng điện, điện trở, tần số, điện dung, kiểm tra diode, kiểm tra transistor… 
cach-su-dung-dong-ho-van-nang
Điểm nổi bật tại thiết bị này đó là chúng có khả năng đo nhanh chóng, kiểm tra được nhiều loại linh kiện khác nhau và cả sự phóng nạp tụ điện. Đồng hồ vạn năng là công cụ không thể thiếu của các kỹ sư, thợ điện, kỹ thuật viên điện tử trong việc kiểm tra, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị điện, điện tử.

2. Chức năng chính của đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng sở hữu đa dạng các chức năng và khả năng tương thích với nhiều thiết bị khác nhau, chúng có thể đảm nhận những nhiệm vụ như:
  • Đo điện áp: Đo điện áp xoay chiều (AC) và điện áp một chiều (DC) trong các mạch điện.
  • Đo dòng điện: Đo dòng điện xoay chiều (AC) và dòng điện một chiều (DC) chạy qua mạch điện.
  • Đo điện trở: Xác định giá trị điện trở của các linh kiện điện tử hoặc mạch điện.
  • Kiểm tra thông mạch: Kiểm tra sự liên tục của mạch điện, xác định xem mạch có bị đứt hay không.
  • Các chức năng khác: Tùy thuộc vào model, đồng hồ vạn năng có thể có thêm các chức năng như đo tần số, điện dung, kiểm tra diode, kiểm tra transistor…

3. Phân loại đồng hồ vạn năng

Hiện nay, trên thị trường có hai loại đồng hồ vạn năng phổ biến:
  • Đồng hồ vạn năng chỉ thị kim (Analog): Sử dụng kim chỉ trên thang đo để hiển thị kết quả. Loại này có giá thành rẻ, dễ sử dụng cho các phép đo cơ bản, nhưng độ chính xác không cao.
  • Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số (Digital): Hiển thị kết quả đo bằng số trên màn hình LCD. Ưu điểm của loại này là độ chính xác cao, dễ đọc, nhiều chức năng đo lường hơn so với đồng hồ vạn năng kim.
cach-su-dung-dong-ho-van-nang

II. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đơn giản, chi tiết

Cùng điểm qua cách sử dụng đồng hồ vạn năng với hàng loạt các chỉ số đơn giản và chi tiết dưới đây.

1. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện

Cách dùng đồng hồ vạn năng để đo dòng điện rất đơn giản bạn chỉ cần thực hiện theo 4 bước cơ bản như sau:
  • Bước 1: Xoay núm vặn đến vị trí đo dòng điện (ký hiệu là A). Chọn thang đo AC (ký hiệu là A~) hoặc DC (ký hiệu là A-) phù hợp với loại dòng điện cần đo.
  • Bước 2: Cắm que đo màu đen vào cổng COM, que đo màu đỏ vào cổng A. Lưu ý chọn cổng có dải đo phù hợp với dòng điện cần đo. Ví dụ, nếu dự đoán dòng điện khoảng 100mA, hãy chọn cổng 200mA.
  • Bước 3: Tắt nguồn thiết bị hoặc mạch điện cần đo, mắc đồng hồ nối tiếp vào mạch điện, đảm bảo que đo tiếp xúc tốt với mạch điện.
  • Bước 4: Bật nguồn thiết bị hoặc mạch điện. Quan sát kim chỉ thị trên đồng hồ vạn năng kim hoặc giá trị hiển thị trên màn hình LCD của đồng hồ vạn năng số.
Lưu ý:
  • Không đo dòng điện ở thang đo điện áp hoặc điện trở.
  • Chú ý cực tính (+/-) khi đo dòng điện một chiều (DC).
  • Luôn tắt nguồn trước khi mắc đồng hồ vào mạch điện.

2. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp 

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp được miêu tả chi tiết qua 5 bước như sau:
  • Bước 1: Xoay núm vặn đến vị trí đo điện áp: V-: để đo điện áp một chiều (DC), V~: để đo điện áp xoay chiều (AC).
  • Bước 2: Cắm que đo màu đen vào cổng COM, que đo màu đỏ vào cổng V/Ω.
  • Bước 3: Mắc đồng hồ song song với hai điểm cần đo điện áp trên mạch điện. Đối với điện áp DC (V-), đặt que đen vào điểm có điện thế thấp hơn, que đỏ vào điểm có điện thế cao hơn. Đối với điện áp AC (V~), bạn không cần quan tâm đến cực tính của que đo.
  • Bước 4: Chọn thang đo phù hợp: đối với đồng hồ vạn năng số, chọn thang đo DC.V (hoặc AC.V) lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị điện áp dự kiến. Đối với đồng hồ vạn năng kim, chọn thang đo lớn hơn điện áp dự kiến một nấc.
  • Bước 5: Đọc kết quả đo trên màn hình hiển thị (đồng hồ số) hoặc trên thang đo (đồng hồ kim).

cach-su-dung-dong-ho-van-nang

Lưu ý:

  • Không đo điện áp ở thang đo dòng điện (A) hoặc điện trở (Ω).
  • Không chọn thang đo quá cao so với điện áp cần đo, đặc biệt là với đồng hồ kim, vì sẽ làm tăng sai số.
  • Khi đo điện áp xoay chiều (AC) mà chọn nhầm thang đo điện trở (Ω) sẽ làm hỏng điện trở bảo vệ bên trong đồng hồ.

3. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở 

Để đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng không khó, bạn chỉ cần làm đúng theo hướng dẫn sau:
  • Bước 1: Xoay núm vặn của đồng hồ vạn năng đến vị trí đo điện trở (ký hiệu là Ω).
  • Bước 2: Cắm que đo màu đen vào cổng COM, que đo màu đỏ vào cổng V/Ω.
  • Bước 3: Tắt nguồn thiết bị hoặc mạch điện. Tách linh kiện điện trở cần đo ra khỏi mạch.
  • Bước 4: Chạm hai que đo vào hai đầu linh kiện điện trở.
  • Bước 5: Quan sát kim chỉ thị trên đồng hồ vạn năng kim hoặc giá trị hiển thị trên màn hình LCD của đồng hồ vạn năng số.
Lưu ý:
  • Tuyệt đối không đo điện trở khi mạch đang có điện.
  • Đảm bảo quá trình đo que đo tiếp xúc tốt với linh kiện. (điện trở < 10Ω)
  • Không để tay tiếp xúc đồng thời cả vào 2 que đo (điện trở > 10kΩ)

4. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo tụ điện

  • Bước 1: Xả hết điện tích trong tụ điện bằng cách nối tắt hai đầu tụ trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này giúp đảm bảo an toàn và tránh quá tải cho đồng hồ.
  • Bước 2: Xoay núm vặn đến vị trí đo điện trở (Ω). Đặt thang đo ở dải 1000 Ω (1 kΩ).
  • Bước 3: Chạm hai que đo vào hai cực của tụ điện, quan sát màn hình và ghi nhận kết quả, sau đó, đổi vị trí hai que đo và lặp lại thao tác.
  • Bước 5: Quan sát giá trị hiển thị trên màn hình LCD của đồng hồ vạn năng số.
Lưu ý: Bạn cũng có thể lựa chọn cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo tụ điện bằng việc sử dụng tính năng đo điện dung trên đồng hồ vạn năng (nếu có).
cach-su-dung-dong-ho-van-nang

5. Cách dùng đồng hồ vạn năng để đo thông mạch và kiểm tra Diode

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông mạch và Diode được miêu tả đơn giản và chi tiết như sau:

5.1. Kiểm tra thông mạch

  • Bước 1: Xoay núm vặn đến vị trí đo thông mạch (thường có ký hiệu diode hoặc tiếng “bíp”).
  • Bước 2: Cắm que đo màu đen vào cổng COM, que đo màu đỏ vào cổng V/Ω.
  • Bước 3: Chạm hai que đo vào hai đầu đoạn mạch cần kiểm tra.
  • Bước 4: Nếu mạch thông, đồng hồ sẽ phát ra âm thanh “bíp”, và ngược lại nếu đồng hồ không kêu thì đoạn mạch đang tắc mạch.

5.2. Kiểm tra Diode

  • Bước 1: Xoay núm vặn đến vị trí đo diode.
  • Bước 2: Cắm que đo màu đen vào cổng COM, que đo màu đỏ vào cổng V/Ω.
  • Bước 3: Chạm que đỏ vào cực dương (+) và que đen vào cực âm (-) của diode.
  • Bước 4: Quan sát giá trị hiển thị trên màn hình LCD của đồng hồ vạn năng số. Nếu diode tốt, đồng hồ sẽ hiển thị sụt áp (khoảng 0.6V đối với diode Si). Đảo ngược que đo, đồng hồ không nên hiển thị giá trị.

cach-su-dung-dong-ho-van-nang

III. Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo đồng hồ vạn năng

Nắm được cách sử dụng đồng hồ vạn năng, song việc đọc đúng trị số trên đồng hồ là rất quan trọng để đảm bảo kết quả đo chính xác. Đối với đồng hồ kim, việc đọc trị số đôi khi gây khó khăn cho người mới bắt đầu, dưới đây là hướng dẫn chi tiết:
1. Đo điện áp DC: Xác định vạch chỉ số DCV.A trên đồng hồ, sau đó chọn thang đo phù hợp với điện áp cần đo (ví dụ: 250V, 10V, 1000V). Đọc giá trị trên vạch DCV.A tương ứng với vị trí kim chỉ.
  • Nếu thang đo là 250V, đọc trực tiếp giá trị trên vạch có giá trị cao nhất là 250.
  • Nếu thang đo là 10V, đọc trực tiếp giá trị trên vạch có giá trị cao nhất là 10.
  • Nếu thang đo là 1000V (và không có vạch 1000), đọc giá trị trên vạch Max = 10 và nhân kết quả với 100.
2. Đo điện áp AC: Đầu tiên bạn cần xác định vạch chỉ số AC.10V trên đồng hồ, sau đó chọn thang đo phù hợp. Đọc giá trị trên vạch AC.10V và tính toán giá trị thực tế dựa trên tỷ lệ thang đo. Ví dụ: Nếu thang đo là 250V, mỗi vạch trên thang AC.10V tương đương 25V.
Cách đọc trị số dòng điện cũng tương tự như đọc trị số điện áp trên đồng hồ vạn năng.
cach-su-dung-dong-ho-van-nang

IV. Lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng

Để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ cho đồng hồ bạn cần biết cách sử dụng đồng hồ vạn năng đúng cách, hãy ghi nhớ những lưu ý sau:
  • Chọn đúng thang đo: Không sử dụng thang đo điện trở hoặc dòng điện để đo điện áp, đặc biệt là điện áp AC.
  • Phân biệt nguồn AC/DC: Cẩn thận khi đo, đảm bảo chọn đúng loại nguồn điện.
  • Kết nối đúng: Khi đo dòng điện, luôn kết nối đồng hồ nối tiếp với mạch điện.
  • Kiểm tra que đo: Đảm bảo que đo được cắm đúng vị trí và tiếp xúc tốt.
  • An toàn: Không chạm vào phần kim loại của que đo khi đang đo. Tắt nguồn điện trước khi kết nối hoặc ngắt kết nối đồng hồ. Sử dụng đồng hồ có chất lượng tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn.
rên đây là một số thông tin về cách sử dụng đồng hồ vạn năng, một trong những thiết bị phổ biến nhất trong kiểm tra, sửa chữa và lắp đặt. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi sẽ trở nên hữu ích với bạn, liên hệ ngay với TECHNO để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng nhé.