Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất là yếu tố then chốt để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Máy tiện CNC chính là một trong những công nghệ nổi bật đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành gia công cơ khí. Để tìm hiểu chi tiết hơn về thiết bị này, hãy cùng TECHNO điểm qua một vài thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
I. Máy tiện CNC là gì?
Máy tiện CNC (Computer Numerical Control) là loại máy tiện được điều khiển tự động bằng máy tính thông qua các chương trình được lập trình sẵn. Máy có khả năng gia công các chi tiết có hình dạng tròn xoay, độ chính xác cao và bề mặt nhẵn mịn.
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các loại máy CNC hiện nay được trang bị nhiều tính năng khác nhau, đảm nhận nhiệm vụ của nhiều loại máy thủ công như: khoan, mài, đục,… giúp bạn đơn giản hóa quy trình gia công.
II. Ưu điểm của máy tiện CNC
So với máy tiện truyền thống, máy tiện CNC sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:
- Độ chính xác cao: Máy CNC có thể gia công các chi tiết với độ chính xác cao, sai số nhỏ, đáp ứng các yêu cầu khắt khe về kỹ thuật.
- Năng suất cao: Tốc độ gia công nhanh, tự động hóa cao giúp tăng năng suất lao động, giảm thời gian sản xuất.
- Khả năng gia công phức tạp: Thiết bị tiện CNC có thể gia công các chi tiết có hình dạng phức tạp, mà máy tiện thông thường khó thực hiện được.
- Vận hành dễ dàng: Giao diện vận hành thân thiện, dễ sử dụng, giúp người vận hành dễ dàng điều khiển và kiểm soát quá trình gia công.
- An toàn lao động: Máy được trang bị các tính năng an toàn, giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động.
III. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy tiện CNC
1. Cấu tạo máy tiện CNC.
Máy tiện CNC là một hệ thống phức tạp, được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau phối hợp hoạt động nhịp nhàng. Vậy cụ thể cấu tạo của máy tiện là gì?
- Thân máy: Đây là bộ phận quan trọng nhất, đóng vai trò như “khung xương” nâng đỡ toàn bộ hệ thống. Thân máy thường được làm từ gang hoặc thép để đảm bảo độ cứng vững, ổn định trong quá trình vận hành.
- Trục chính: Bộ phận này bao gồm cụm trục chính và động cơ truyền động. Động cơ có thể là loại xoay chiều hoặc một chiều, cung cấp năng lượng cho trục chính quay và mang theo phôi gia công.
- Mâm cặp: Được lắp đặt trên trục chính, mâm cặp có nhiệm vụ giữ chặt phôi gia công, đảm bảo phôi không bị rung lắc hay dịch chuyển trong quá trình tiện.
- Ổ dao: Ổ dao là nơi gắn các loại dao tiện CNC khác nhau. Bộ phận này có khả năng di chuyển linh hoạt theo cả chiều ngang và chiều dọc, giúp dao tiện tiếp xúc và cắt gọt phôi theo đúng yêu cầu.
- Ụ động: Ụ động có thể di chuyển dọc theo trục Z của máy, thường được sử dụng để đỡ một đầu của phôi (đối với phôi dài) hoặc để lắp đặt các dụng cụ gia công khác như mũi khoan, mũi taro.
- Bảng điều khiển CNC: Đây là “bộ não” của máy tiện CNC, nơi kỹ sư vận hành nhập liệu, điều khiển và giám sát toàn bộ quá trình gia công. Bảng điều khiển CNC có nhiệm vụ lưu trữ chương trình gia công, hiển thị các thông số vận hành và cho phép người dùng can thiệp, điều chỉnh khi cần thiết.
2. Nguyên lý hoạt động của máy tiện CNC.
Nguyên lý hoạt động của máy tiện CNC dựa trên việc sử dụng các mã lệnh được lập trình sẵn để điều khiển chuyển động của dao và phôi. Chương trình gia công được viết bằng ngôn ngữ lập trình chuyên dụng, sau đó được nạp vào hệ thống điều khiển của máy. Hệ thống điều khiển sẽ dịch mã lệnh và điều khiển các bộ phận của máy hoạt động theo đúng chương trình đã được lập trình, từ đó tạo ra sản phẩm theo yêu cầu.
Hay nói cách khác máy tiện CNC hoạt động dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa chuyển động quay của phôi và chuyển động chạy dao:
- Chuyển động quay của phôi: Phôi được kẹp trên trục chính và quay, tạo ra tốc độ cắt, giúp dao tiện có thể cắt gọt vật liệu.
- Chạy dao dọc: Dao di chuyển song song với đường tâm của máy tiện, tạo ra các đường cắt dọc theo chiều dài phôi.
- Chạy dao ngang: Dao di chuyển vuông góc với đường tâm của máy tiện, tạo ra các đường cắt ngang phôi.
- Chạy dao nghiêng: Dao di chuyển tạo một góc với đường tâm của máy tiện, thường được sử dụng để gia công các bề mặt côn.
- Chạy dao theo đường cong: Dao di chuyển theo các đường cong phức tạp, cho phép gia công các bề mặt định hình.
IV. Các loại máy tiện CNC
Máy tiện CNC được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn loại máy phù hợp với nhu cầu sử dụng.
1. Phân loại máy tiện CNC dựa theo số trục
Số trục của máy tiện CNC thể hiện khả năng di chuyển của dao và phôi, ảnh hưởng trực tiếp đến độ phức tạp của chi tiết mà máy có thể gia công.
- Máy tiện CNC 2 trục: Loại máy này được thiết kế với 2 trục chính, cho phép gia công các chi tiết đơn giản như tiện đường kính ngoài, đường kính trong, mặt phẳng, khoan và taro.
- Máy tiện CNC 3 trục: Thông thường máy 3 trục sẽ bao gồm trục X, trục Z, trục C & hệ thống dao, máy tiện 3 trục có khả năng gia công các chi tiết phức tạp hơn với độ chính xác cao.
- Máy tiện CNC 4 trục: Được bổ sung thêm trục Y so với máy 3 trục, máy tiện 4 trục có thể gia công các chi tiết có hình dạng 3D phức tạp, yêu cầu độ chính xác cao.
- Máy tiện CNC 5 trục: Sở hữu thêm một đầu rơ-vôn-ve (turret) thứ hai, cho phép hai công cụ gia công cùng lúc, máy tiện 5 trục giúp tăng năng suất gia công đáng kể, đặc biệt phù hợp với sản xuất hàng loạt.
2. Phân loại máy tiện CNC theo chức năng
Mỗi loại máy tiện CNC được thiết kế để phục vụ cho những mục đích gia công khác nhau.
- Máy tiện CNC vạn năng: Đây là loại máy phổ biến nhất, có thể thực hiện đa dạng các thao tác gia công như tiện mặt trụ ngoài, mặt trụ trong, côn ngoài, côn trong, ren vít ngoài, ren vít trong, tiện chép hình…
- Máy tiện CNC chuyên dụng: Được thiết kế dành riêng cho một số loại chi tiết cụ thể, thiết bị chuyên dụng thường có cấu tạo và chức năng đặc biệt để tối ưu hóa hiệu quả gia công.
- Máy tiện CNC chép hình: Chuyên dùng để gia công các chi tiết có hình dạng phức tạp, yêu cầu độ chính xác cao, thiết bị tiện CNC chép hình thường được sử dụng trong sản xuất khuôn mẫu, đồ gá…
- Máy tiện cụt CNC: Thích hợp để gia công các chi tiết lớn và nặng, máy tiện cụt CNC có kết cấu vững chắc, khả năng chịu tải lớn.
- Máy tiện CNC đứng: Với trục chính được lắp đặt theo chiều thẳng đứng, loại máy này đứng thường dùng để gia công các chi tiết nặng, kích thước lớn và có hình dạng phức tạp.
- Máy tiện CNC ngang: Trục chính được lắp đặt theo chiều ngang, máy tiện CNC ngang phù hợp để gia công các chi tiết có trọng lượng nhẹ hơn so với máy tiện đứng.
- Máy tiện CNC nhiều dao: Sử dụng nhiều dao cắt cùng lúc giúp rút ngắn thời gian gia công, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.
- Máy tiện CNC revolver: Được trang bị một bàn dao đặc biệt gọi là đầu dao revolver chứa toàn bộ dao cắt, máy tiện CNC revolver có thể thay đổi dao nhanh chóng, linh hoạt, phù hợp để gia công các chi tiết có nhiều bước gia công khác nhau.
3. Phân loại máy tiện CNC dựa theo kích thước
Kích thước của máy tiện CNC ảnh hưởng đến khả năng gia công các chi tiết có kích thước khác nhau.
- Máy tiện CNC mini: Có kích thước nhỏ gọn, thường được sử dụng trong giáo dục, đào tạo, nghiên cứu hoặc gia công các chi tiết nhỏ.
- Máy tiện CNC trung bình: Phổ biến trong các xưởng gia công cơ khí vừa và nhỏ, đáp ứng nhu cầu gia công đa dạng các loại chi tiết.
- Máy tiện CNC cỡ lớn: Thường được sử dụng trong các xưởng gia công cơ khí lớn, chuyên gia công các chi tiết có kích thước lớn, yêu cầu độ chính xác cao.
V. Cách vận hành máy tiện CNC
Vận hành máy tiện CNC là một quy trình gồm nhiều bước, đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ. Để vận hành hiệu quả, cần nắm vững quy trình gia công tiện đầy đủ, bao gồm:
Bước 1: Thiết kế mô hình CAD → Bước 2: Chuyển tệp CAD thành chương trình tiện CNC → Bước 3: Chuẩn bị máy tiện → Bước 4: Thực hiện gia công tiện → Bước 5: Kiểm tra, giám sát hoạt động gia công.
Trong đó, bước 4 – Thực hiện gia công tiện bao gồm các bước chi tiết sau:
- Bước 1: Khởi động máy tiện: Bật máy và cho trục chính quay ở tốc độ thấp để làm nóng máy từ từ, tránh gây hư hỏng cho các bộ phận.
- Bước 2: Cài đặt các lệnh cần thiết cho gia công tiện: Nhập các thông số gia công như tốc độ trục chính, tốc độ chạy dao, độ sâu cắt… vào hệ thống điều khiển.
- Bước 3: Gá dao cắt: Lựa chọn dao cắt phù hợp với vật liệu phôi và yêu cầu gia công, sau đó lắp đặt dao vào ổ dao đúng vị trí.
- Bước 4: Lắp phôi vào mâm cặp: Đảm bảo phôi được giữ cố định chắc chắn trên mâm cặp để tránh rung lắc trong quá trình gia công.
- Bước 5: Điều khiển CNC: Điều khiển máy thông qua bảng điều khiển, kiểm tra các thông số và chế độ hoạt động.
- Bước 6: Thiết lập điểm gốc của phôi: Xác định điểm gốc tọa độ trên phôi để máy có thể định vị chính xác vị trí gia công.
- Bước 7: Khởi động quá trình CNC: Khởi động chương trình gia công và giám sát quá trình máy tiện hoạt động.
Lưu ý: Người vận hành máy cần được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn về gia công cơ khí, lập trình CNC và nắm rõ các thông số cơ bản của máy tiện để đảm bảo an toàn lao động và hiệu quả sản xuất.
VI. Hướng dẫn cách chọn máy tiện CNC chất lượng
Để chọn được máy tiện CNC chất lượng, cần lưu ý các yếu tố sau:
- Nhu cầu sử dụng: Xác định rõ nhu cầu sử dụng, loại chi tiết cần gia công, độ chính xác yêu cầu…
- Thương hiệu: Nên chọn máy của các thương hiệu uy tín, có chế độ bảo hành tốt.
- Thông số kỹ thuật: Tìm hiểu kỹ các thông số kỹ thuật của máy như số trục, công suất, hành trình làm việc…
- Giá cả: So sánh giá cả của các loại máy khác nhau để lựa chọn máy phù hợp với ngân sách.
- Nhà cung cấp: Chọn nhà cung cấp uy tín, có kinh nghiệm, cung cấp dịch vụ bảo trì, sửa chữa tốt.
VII. Giá máy tiện CNC
Giá máy tiện CNC không cố định mà dao động trong một khoảng khá rộng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thương hiệu, xuất xứ, tính năng, kích thước và công suất, số trục cũng như chi phí lắp đặt & bảo dưỡng,…
Các dòng máy tiện CNC chính hãng Nhật Bản, chất lượng cao, thường có giá từ 500 triệu đồng trở lên. Hơn nữa nếu lựa chọn các dòng máy có thông số kỹ thuật cao, công suất lớn, giá có thể từ 1 tỷ đồng trở lên.
Các doanh nghiệp nên lựa chọn máy tiện CNC theo nhu cầu sử dụng của mình. Đối với nhu cầu sản xuất nhỏ, doanh nghiệp có thể lựa chọn máy công suất thấp, giá khoảng 500 – 800 triệu đồng. Với nhu cầu sản xuất hàng loạt, chi tiết phức tạp, độ chính xác cao, cần đầu tư máy từ 5 trục trở lên, giá 1 – 2 tỷ đồng hoặc cao hơn. Để biết được mức giá chi tiết cũng như loại máy phù hợp với nhu cầu của mình, bạn có thể liên hệ với TECHNO để được tư vấn.
VIII. Địa chỉ mua máy tiện CNC chính hãng, uy tín
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp máy tiện chính hãng & uy tín, TECHNO chắc chắn là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Là đơn vị uy tín trên thị trường, chúng tôi chuyên cung cấp các loại máy móc công nghiệp, bao gồm máy tiện CNC, máy phay CNC, máy cắt CNC, robot công nghiệp… với chất lượng cao và giá cả cạnh tranh. Với hơn 15 năm hoạt động trên thị trường, TECHNO cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chính hãng, dịch vụ chuyên nghiệp và sự hỗ trợ tận tâm.
Lý do nên chọn TECHNO:
- Sản phẩm đa dạng: TECHNO cung cấp đa dạng các loại máy tiện CNC chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới, đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất của khách hàng.
- Chất lượng đảm bảo: Các sản phẩm tại đây đều được nhập khẩu chính hãng, có đầy đủ giấy tờ chứng nhận xuất xứ và chất lượng.
- Giá cả cạnh tranh: TECHNO cung cấp các sản phẩm với giá cả hợp lý, cạnh tranh trên thị trường.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm của TECHNO sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ khách hàng lựa chọn máy phù hợp, lắp đặt, vận hành và bảo trì máy, cam kết đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm.
Trên đây là thông tin về cấu tạo, nguyên lý, cũng như cách vận hành máy tiện CNC, hy vọng những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về loại máy này. Liên hệ ngay với hotline của TECHNO để được nhận tư vấn và hỗ trợ tận tình nhất nhé.