Kính hiển vi soi nổi: Nguyên lý, Cấu tạo, Ứng dụng

kinh-hien-vi-soi-noi

Kính hiển vi soi nổi là thiết bị bổ trợ quan sát, hay nói cách khác chính là dạng đơn giản của kính hiển vi quang học. Chúng được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực kiểm tra mẫu vật có kích thước nhỏ. Vậy cụ thể loại kính này có cấu tạo ra sao, nguyên lý hoạt động như thế nào? Hãy cùng TECHNO tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

I. Kính hiển vi soi nổi là gì?

Kính hiển vi soi nổi là một loại kính hiển vi quang học có độ phóng đại tầm trung, từ 7-50 lần. Với độ phóng đại này, chúng thường được ứng dụng để phục vụ cho các công việc kiểm tra, sửa chữa các linh kiện điện tử. 

Khác với các dòng kính ứng dụng cho kỹ thuật số hay sinh học, kính hiển vi soi nổi thường có những đặc điểm cấu tạo riêng biệt. Theo đó, chúng sở hữu 2 đường truyền quang của vật kính và thị kính tách biệt nhau. Hay nói cách khác chúng tạo ra các góc nhìn hoàn toàn khác nhau cho mắt trái và mắt phải. Điều này tạo ra hình ảnh 3 chiều của vật thể, khiến chúng ta có cảm giác vật thể có chiều sâu hơn.

kinh-hien-vi-soi-noi

II. Đặc điểm nổi bật 

Kính hiển vi soi nổi sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật, nhờ đó chúng đáp ứng được số lượng lớn các nhu cầu công việc mà con người cần. Cùng TECHNO điểm qua các đặc điểm nổi trội nhất dưới đây:

1. Độ phóng đại tầm trung

Đối với các dòng kính hiển vi, độ phóng đại là yếu tố vô cùng quan trọng và được quan tâm nhiều nhất. Một chiếc kính tốt, không phải kính có độ phóng đại cao nhất, mà đó là kính phù hợp với nhu cầu người dùng nhất. 

Kính hiển vi soi nổi có mức độ phóng đại làm rõ hình ảnh vật tới hơn 50 lần kích thước thực tế. Điều này giúp chúng đáp ứng được hoàn hảo những yêu cầu quan sát mẫu vật tầm trung và cực kỳ phù hợp với công việc kiểm tra, sửa chữa các mẫu linh kiện điện tử, mẫu vật sinh học có kích thước khiêm tốn.

2. Hình ảnh 3D chất lượng cao 

Một điểm đặc biệt của kính hiển vi dạng soi nổi đó là có thể quan sát vật thể với hình ảnh dạng 3D chất lượng cao. Hiểu đơn giản, hệ thống kính sẽ tạo ra một hình ảnh 3 chiều trong một không gian, tạo cảm giác chân thực cho người xem. Chất lượng ảnh khi tạo ra bởi hệ thống kính có độ sắc nét cao, khiến người xem cảm nhận được nét chân thực như khi quan sát bằng mắt thường.

3. Cấu tạo 2 nguồn sáng 

Kính hiển vi soi nổi thường sở hữu 2 nguồn sáng riêng biệt, chiếu từ trên xuống và chiếu từ dưới lên. Đây là điểm mấu chốt giúp hình ảnh được tạo ra trở nên chân thực và sắc nét. Các nguồn sáng đều có thể điều chỉnh linh hoạt giúp cho việc quan sát thuận tiện và quá trình làm việc trở nên dễ dàng hơn. 

kinh-hien-vi-soi-noi

4. Tính năng lấy nét tự động

Một số kính dạng soi nổi có thể lắp đặt và kết nối với camera, điều này giúp cho chúng có khả năng lấy nét tự động. Một khi bạn đưa  vật mẫu vào quan sát, kính sẽ tự động lấy nét vào mẫu vật. Nếu quá trình lấy nét tự động này có sai sót, bạn có thể điều chỉnh mẫu vật vào điểm đã lấy nét để quan sát được kỹ hơn.

III. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Thông thường trên thị trường sẽ có các kính hiển vi loại 3 mắt hay 2 mắt, tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp. Với 2 mắt, kính hoạt động như bình thường, hỗ trợ người dùng hoàn thành tốt công việc của mình. Với kính 3 mắt, một camera hỗ trợ sẽ được gắn vào mắt kính thứ 3, nhằm thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Cùng tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của chúng dưới đây.

1. Cấu tạo

Nhìn chung, kính hiển vi soi nổi được cấu tạo từ những bộ phận chính như sau:

  • Bệ kính: Bệ kính có cấu tạo nguyên khối chắc chắn, giúp thăng bằng và cố định kính cho quá trình hoạt động dễ dàng hơn. 
  • Lăng kính: Giúp phóng to hình ảnh quan sát của mẫu vật.
  • Đầu soi nổi: Đầu soi nổi là phần trên cùng có thể di chuyển được, đóng vai trò quan trọng giúp 2 thị kính điều chỉnh.
  • Thấu kính: Thấu kính chính là tên gọi của những thị kính để người dùng nhìn vào mẫu vật. Độ phóng đại của thấu kính rất đa dạng và có thể điều chỉnh theo nhu cầu người dùng
  • Diopter: Đây là công cụ giúp cân bằng sự chênh lệch trong quá trình lấy nét ở 2 mắt, giảm thiểu tình trạng mỏi mắt khi sử dụng.
  • Vật kính: Kính dạng soi nổi được cấu tạo với 2 vật kính riêng biệt, mỗi vật kính sẽ được nối tương ứng đến 1 thị kính. Thông thường sẽ có một vật kính cố định, một vật kính sẽ theo trục để kết hợp với nhiều thấu kính khác nhau, từ đó có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với công việc. 
  • Núm lấy nét: Đây là nơi để điều chỉnh độ nét của hình ảnh vật thể truyền đến mắt ta. 
  • Đèn chiếu sáng: Thông thường, chúng ta sẽ bắt gặp những loại kính có cả 2 nguồn sáng trên và dưới. Nguồn sáng trên sẽ là đèn chiếu, phía dưới sẽ là sự phản xạ ánh sáng qua Stage Plate, rất phù hợp cho những vật trong mờ.
  • Ống nối camera: Cho phép kết nối camera với kính, hỗ trợ ghi hình phục vụ công việc.

kinh-hien-vi-soi-noi

2. Nguyên lý hoạt động

Trên thực tế, chúng ta nhìn thấy hình ảnh từ kính hiển vi soi nổi là bởi bề mặt mẫu vật sau khi được chiếu sáng sẽ phản xạ lại và chiếu lên lăng kính. Ánh sáng phản xạ sẽ đi qua một hoặc cả 2 vật kính được sắp xếp theo 2 trục quang học cấu tạo song song. 

Từ đó tạo nên hình ảnh 3 chiều sống động nhờ khả năng quan sát mẫu vật từ những góc độ khác nhau. Kết hợp với hệ thống các thấu kính có khả năng linh động phóng to hoặc thu nhỏ, người dùng hoàn toàn có thể thay đổi được độ phóng đại tùy theo ý muốn của mình.

IV. Phân loại

Kính hiển vi soi nổi có 2 loại thiết kế chính, đó là Greenough và CMO.

  • Greenough: Đây là dạng thiết kế đời đầu, được tạo ra từ những năm đầu thế kỷ XX. Thiết kế này sở hữu đường truyền quang gồm 2 vật kính riêng biệt, xiên góc với nhau. Nhờ đó kính hiển vi Greenough cho ra hình ảnh 3D rõ nét và khoảng cách làm việc lớn.
  • CMO: Khác với Greenough, CMO sở hữu 1 vật kính chung duy nhất, đường truyền quang từ vật kính tới thị kính song song với nhau. Nhờ đó chúng sở hữu khả năng nâng cấp lớn, độ phân giải hình ảnh cao. Song, tất nhiên giá thành sẽ cao hơn Greenough và khoảng cách làm việc lại thấp hơn. 

V. Ứng dụng của kính hiển vi soi nổi

Nhờ vào những tính năng nổi bật, kính hiển vi soi nổi được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành nghề của đời sống, điển hình như:

  • Phẫu thuật: Tại nhiều bệnh viện, người ta thường sử dụng kính hiển vi phẫu thuật, một biến thể của soi nổi để quá trình vi phẫu trở nên dễ dàng hơn.
  • Cổ sinh vật học: Trong quá trình làm sạch và phân tích hóa thạch, kính hiển vi đóng vai trò vô cùng quan trọng và hữu ích.
  • Sinh học: Trong quá trình mổ xẻ, nghiên cứu, các nhà sinh học thường xuyên sử dụng loại kính hiển vi này.
  • Thực vật học: Các nhà thực vật học thường xuyên sử dụng kính hiển vi để nghiên cứu hoa hay các cấu trúc thực vật.
  • Chế tạo đồng hồ: Đồng hồ sở hữu những linh kiện và chi tiết nhỏ, chính vì vậy kính hiển vi soi nổi thường được sử dụng để chế tạo đồng hồ. 

VI. Một số thương hiệu kính hiển vi soi nổi uy tín hiện nay

Cùng TECHNO điểm qua một số thương hiệu kính hiển vi soi nổi uy tín trên thị trường hiện nay:

1. Motic

Kính hiển vi soi nổi Motic là thương hiệu kính hiển vi uy tín top đầu trên thị trường, dòng kính soi nổi tại nơi đây chính là sự lựa chọn lý tưởng cho công nghiệp và sinh học. Với thiết kế chống nấm mốc hiệu quả, độ phóng đại cao, khoảng cách làm việc dài, sản phẩm hoàn toàn phù hợp để bạn lựa chọn và tin tưởng sử dụng.

kinh-hien-vi-soi-noi

2. Olympus

Kính hiển vi Olympus soi nổi có độ phóng đại lý tưởng từ 6,7 đến 45 lần, sở hữu trường nhìn rộng và hình ảnh trong sáng, rõ nét. Toàn bộ phần thân máy được thiết kế theo tiêu chuẩn chất lượng quang học mới, từ đó giúp chống quang sai, méo hình, ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu, làm việc.

3. Carl Zeiss

Carl Zeiss là thương hiệu cung cấp kính hiển vi nổi tiếng của Đức, sở hữu nhiều dòng sản phẩm chất lượng cao và được ứng dụng đa dạng trong nhiều ngành khoa học, giáo dục, công nghiệp,… Kính hiển vi của hãng có ưu điểm về chất lượng vượt trội và lựa chọn độ phóng đại đa dạng.

Bài viết trên là những thông tin chi tiết về kính hiển vi soi nổi, hy vọng những chia sẻ vừa rồi của TECHNO đã giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu đặt hàng, tư vấn hay giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ với TECHNO ngay hôm nay để được hỗ trợ nhanh chóng!

Mục nhập này đã được đăng trong News. Đánh dấu trang permalink.